Mũi Né ‘lột xác’ sau 2 thập kỉ, nhưng còn nhiều bất cập, nếu tái cấu trúc Mũi Né sẽ 'cất cánh'

Resort Mui Ne 4 sao

Sau 20 năm hình thành và phát triển, thương hiệu du lịch resort Mũi Né - Phan Thiết đã có một cuộc “lột xác” ấn tượng về việc khẳng định chỗ đứng trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong 20 năm qua tốc độ đầu tư mạnh mẽ Mũi Né đã trở thành điểm đến hấp dẫn, là một trong những “thiên đường nghỉ dưỡng” của Việt Nam. Đến nay, Mũi Né đã thu hút hơn 200 dự án đầu tư du lịch. Cùng với đó, hạ tầng giao thông đến Mũi Né đang hoàn thiện cũng là một điểm cộng. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết sẽ hoàn thành; sân bay Phan Thiết đang được xây dựng. Với những nét đặc trưng riêng nên Phan Thiết là nơi tổ chức nhiều sự kiện lớn như Festival Thuyền buồm quốc tế, Giải Lướt ván buồm thế giới tranh Cup PWA, Lễ hội Khinh khí cầu quốc tế, Vòng thi Hoa hậu Trái đất thế giới, Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Đại Dương Việt Nam 2014, các giải thi đấu golf quốc tế… Theo thống kê của Sở Văn hoá - du lịch Bình Thuận, trong quý 1/2017, toàn tỉnh đón hơn 1,2 triệu lượt khách du lịch (tăng 9,81% so với cùng kỳ năm 2016), trong đó khách du lịch quốc tế khoảng 156.843 lượt khách (tăng 19,92% so với cùng kỳ 2016). Đáng chú ý, du khách nội địa luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu khách đến, khoảng hơn 80% tổng lượt khách. Trong những năm tới, Mũi Né sẽ là “tam giác vàng” phát triển du lịch TP. HCM - Đà Lạt - Phan Thiết với sản phẩm liên kết “Chợ Sài Gòn - Hoa Đà Lạt - Biển Mũi Né ”.

Suối Tiên Mũi Né đang dần bị ô nhiễm

Resort Mui Ne 4 sao

Sớm xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại đất trung tâm Mũi Né

Chủ tịch UBND phường Mũi Né Nguyễn Thị Huỳnh Hoa cho biết, thương hiệu du lịch Mũi Né mang tầm cỡ quốc gia, tập trung hơn 70 cơ sở du lịch cao cấp; Nhưng tình trạng nước thải sau xử lý xả trực tiếp ra biển, gây mất mỹ quan bãi biển. Cùng với đó, cơ sở kinh doanh loại hình này nằm phía đồi ven đường Nguyễn Đình Chiểu xử lý nước thải qua hố gas thẩm thấu xuống đất. Ngoài ra, gần 100 cơ sở chế biến cá cơm, hải sản trên địa bàn phường Mũi Né cũng xả nước thải bằng hình thức tự thấm này, không đảm bảo vệ sinh môi trường về lâu dài. Chủ tịch phường Mũi Né thông qua UBND TP Phan Thiết, kiến nghị UBND tỉnh đầu tư xây dựng hệ thống hệ thống xử lý nước thải tập trung tại trung tâm du lịch Mũi Né cho các resort, khu du lịch ven biển đấu nối vào, đồng thời gom nước thải kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt ở địa phương xử lý. Tỉnh cũng cần nâng cấp nhà máy nước sạch ở đây, cung cấp cho người dân; bởi toàn phường mới có 35% tổng số hộ dân sử dụng nguồn nước máy; đầu tư xây dựng cụm chế biến hải sản tập trung di dời các cơ sở chế biến vào, đảm bảo môi trường bền vững, phát triển kinh tế, xã hội cho phường thiên về dịch vụ du lịch, khai thác, sơ chế biến hải sản…

Cũng bức xúc về tình trạng vệ sinh môi trường yếu kém của Mũi Né hiện nay, ông Trần Anh Thi, Giám đốc Seahorse resort, nói: “Tôi đề nghị mấy năm nay rồi, rằng chỉ cần để các thùng chứa rác ở những nơi quy định. Xây dựng nhà vệ sinh công cộng ở các khu đông khách tây nhưng có thấy ai làm đâu. Thành phố du lịch mà không có nhà vệ sinh cho du khách, kỳ cục lắm”.

Quy hoạch lại hàng quán, nhà trọ

Hiện tượng người dân tự mở các quán nhậu ở bờ kè (KP.1, P.Hàm Tiến, TP.Phan Thiết) đã tạo ra cảnh nhếch nhác cả quãng đường dài dọc theo bờ biển. Thậm chí người dân còn làm nhà vệ sinh ngay ven biển chỉ bằng những tấm che, rất mất mỹ quan. “Bờ kè biển Hàm Tiến nhếch nhác bao năm nay, nói mãi rồi có làm được đâu”, ông Trần Ngọc Thêm, chủ đầu tư Hoàng Ngọc resort nói. Theo ông Thêm, nếu nhà nước không có tiền đền bù giải tỏa để thu hồi đất thì phải khuyến khích người dân làm theo quy hoạch, cùng làm du lịch, tuân thủ các quy định của tỉnh. “Việc xây dựng các quán xá nơi đây phải theo quy hoạch, kiến trúc đẹp. Chứ không để tình trạng che mái tôn lên, rồi xì xụp buôn bán thế còn ra thể thống gì nữa. Do đó, cần phải sắp xếp lại những hàng quán, nhà trọ nhỏ lẻ theo một quy hoạch mà nhà nước đã thống nhất. Điều này ở Mũi Né chưa làm được”, ông Thêm nói.

.